Link đăng ký: https://goo.gl/qufDvx Tìm hiểu thêm: http://babylons.com.vn/ws-hcm-2018/ Tỷ phú đầu tư Marc Faber về Việt Nam ——————————————— MARC FABER – TIẾN SỸ NGÀY TẬN THẾ. Marc Faber nổi tiếng với cách tiếp cận đầu tư ngược đời, ông không chạy theo những cổ phiếu tăng hay lướt ngầm theo những cổ phiếu đang rớt giá mà hướng mũi đầu tư vào đúng dòng xoáy của các thị trường tài chính thế giới. Năm 1987, ông đã cảnh báo khách hàng của mình phải rút tiền trước ngày Thứ 2 đen tối ở phố Wall; ông đã đem lại cho họ khoản lợi nhuận lớn khi dự báo trước về sự kiện nổ Bong bóng Nhật Bản năm 1990; ông đã dự báo chĩnh xác về cổ phiếu các công ty sản xuất trò chơi của Mỹ năm 1993; và nhìn thấy trước cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 1997/98, dẫn tới bất ổn toàn cầu. Nury Vittachi đã viết trong cuốn “Cưỡi bão thiên niên kỷ”: Faber có một phong cách rất riêng. Là tay đua trượt tuyết khi còn trẻ, đến giờ ông vẫn là một nhân vật nổi bật. Ông đùa giỡn với báo chí, họ gọi ông là Tiến sỹ Ngày tận thế; báo cáo hàng tháng gửi đến khách hàng của ông luôn được tìm đọc kỹ càng và còn được mệnh danh là ‘Báo cáo u ám, ảm đạm, ngày tận thế’. Ông buộc tóc phía sau, không theo bất kỳ chuẩn mực nào (nhất là tại khu vực châu Á) vì người ta thường cho rằng các nhà quản lý đầu tư trông phải thật nghiêm túc. Cuốn sách của ông mang tên “Ảo tưởng tiền bạc kỳ diệu” được viết vội sau cuộc khủng hoảng năm 1987, được dành tặng “cho nhiều người phụ nữ đẹp, tốt bụng và tên của họ vẫn được giấu kín.” Văn phòng làm việc của ông theo phong cách triết chung. Những bức tranh sơn dầu thế kỷ XIX của Hong Kong và Ma Cao, trộn lẫn với những bức vẽ của Hàn Quốc, một bộ sưu tập đáng kinh ngạc những đồ vật liên quan đến chủ tịch Mao Trạch Đông (trong đó có một bức tượng trắng làm bằng thạch cao tuyết hoa có quàng một chiếc khăn màu đỏ quanh cổ), chiếc máy hát cũ mòn với những đĩa nhạc cổ của Trung Quốc, đồ chơi mềm ngả vàng, một chú gấu bắc cực bằng gốm, những chai rượu XO và những thùng bia Grolsch. Ông có một thư viện tuyệt vời những ấn phẩm đời đầu các tác phẩm về kinh tế và chu kỳ thị trường chứng khoán viết bằng nhiều ngôn ngữ châu Âu, có một bộ sưu tập tiếng Thụy Sỹ và nhiều ngôn ngữ và bộ sưu tập 250.000 huy hiệu của chủ tịch Mao. Những lời ông nói ra thường gây nhiều tranh luận nhưng lại chính là những lời nói khiến ông được người ta săn đuổi để mời làm nhà diễn thuyết: ông là bậc thầy hùng biện, có thể đưa ra những ví dụ sinh động thường ngày và có khướu hài hước rất cô đọng, cộng thêm ngữ điệu Thụy Sỹ đặc sệt tạo nên một sự kết hợp khó cưỡng. (Ông nói những gì ông viết ra là ‘thứ tiếng Anh giản thể pha tạp Thụy Sỹ và Đức nhưng thực chất lại là lối nói gây ấn tượng và chuẩn nhất mà tôi từng được biết.) Thật đáng kinh ngạc khi người ta đưa ra nhiều đả kích thế nào khi nhắc đến cái tên Faber, chủ yếu là từ các nhà giao dịch mà họ chẳng hiểu mấy về khía cạnh lịch sử. Bản thân ông cũng hiểu rõ lối phản ứng này. Năm 1987, ông đã viết: ‘Chẳng ai ưa kẻ phá cuộc vui, chỉ cần cuộc vui trên thị trường chứng khoán vẫn tiếp diễn thì những kẻ bi quan cũng sẽ bị ghẻ lạnh chẳng kém gì so với những người mắc bệnh AIDS.’ Những chuyên gia thông tuệ nhất phố Wall thậm chí còn tôn trọng ông gấp bội cho dù họ không thể hiểu tường tận cách làm việc của ông. Có người cho rằng ông nói một đằng nhưng lại đầu tư một kiểu. Những người khác thì cho rằng ông là người đơn giản và là người đi ngược với số đông. Rất nhiều người gọi ông là ‘Tiến sỹ Ngày tận thế’, một người bi quan bẩm sinh. Ông thường chơi đùa với hình ảnh ví von đó, thấy vui thích và cứ để người ta gọi mình như vậy. NHỮNG NGƯỜI KHÁC NÓI GÌ VỀ ÔNG? “(Faber) là nhà đầu tư chứng khoán tiêu cực danh tiếng nhất (châu Á).” – Wall Street Journal “(Faber) đúng là một biểu tượng.” – Thời báo tài chính (Luân Đôn) “Marc Faber, một người đi ngược số đông bẩm sinh và một nhà tư vấn đầu tư người Thụy Sỹ sắc sảo…” – Fortune |
Tags: